Sự khác nhau giữa ngày vu lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân

time-icon 29/08/2022 time-icon Đăng bởi: Thuận Hóa Đan Thanh

Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính viết, trong quan niệm của người Kinh, rằm tháng 7 là dịp để người dương thực hành những nghi lễ cúng bái với linh hồn ở thế giới âm. Ngày Rằm tháng 7 âm lịch cũng được nhiều người gọi là lễ Vu Lan hoặc ngày Xá tội vong nhân.

Thực chất , mặc dù cùng một ngày nhưng các lễ trên bản chất lại khác nhau bởi nguồn gốc xuất xứ của phong tục, nghi lễ.

𝙔́ 𝙣𝙜𝙝𝙞̃𝙖 𝙘𝙪̉𝙖 𝙡𝙚̂̃ 𝙑𝙪 𝙇𝙖𝙣:

 Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu có nguồn gốc từ Đạo Phật Bắc Tông (Đại thừa), là một ngày lễ chính của Bắc Tông. Câu chuyện nguồn gốc ra đời của ngày này liên quan đến sự tích về đại đức Mục Kiền Liên (đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

 Từ đó, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

 Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

𝙔́ 𝙣𝙜𝙝𝙞̃𝙖 𝙘𝙪̉𝙖 𝙡𝙚̂̃ 𝙓𝙖́ 𝙩𝙤̣̂𝙞 𝙫𝙤𝙣𝙜 𝙣𝙝𝙖̂𝙣:

 Theo quan niệm của dân gian, trong khi lễ Vu Lan đề cao sự báo hiếu thì lễ Xá tội vong nhân lại đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian.

 Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vất vưởng khắp nhân gian. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để bố thí cho các cô hồn không nơi nương tựa và mong ước họ được siêu sinh.

Nguồn: Sưu tầm

Viết bình luận của bạn: